Quay lại

Truyền thông giữa 2 PLC Siemens

19/02/2019

Siemens phát triển hệ thống tự động hóa rất cao. Sự tích hợp là thế mạnh của các dòng PLC Siemens,các PLC có khả năng kết nối với nhau một cách dễ dàng.

Hôm nay Full Electric xin được giới thiệu kiểu kết nối S7 connection giữa 2 PLC Siemens với nhau.

S7 Connection kết nối dựa trên phần cứng cổng Ethernet với mạng profinet. Giữa 2 PLC Siemens ta hoàn toàn có thể kết nối theo Ethernet thông thường, sử dụng các lệnh kết nôi TCON, TSEND,TRCV, nhưng hôm nay sẽ là một đặc điểm riêng của Siemens.

Phần cứng :

Hình 1 : PLC S7 1200 ( 1214 và 1211).

Ta sẽ giám sát, theo dõi quá trình truyền nhận thông qua PC và Switch mạng.

Hình 2: Cấu hình mạng kết nối.

Lựa chọn cấu hình phần cứng, tạo kết nối S7 connection, lưu ý ở phần kết nối ta cần để ID giữa 2 PLC là khác nhau, đây là mục quan trọng để kiểm tra kết nối giữa 2 PLC.

Để có thể truy cập dữ liệu giữa 2 PLC. ta cần cho phép kết nối như sau:

Hình 3: Cho phép kết nối giữa 2 PLC.

S7 connection cung cấp 2 khối hàm là GET và PUT. GET và PUT không giống như kết nối Ethernet thông thường phải khai báo truyền nhận ở cả 2 bên, mà S7 connection chỉ cần khai báo ở 1 bên, thường được gọi là master. Master sẽ làm nhiệm vụ ghi và đọc dữ liệu.

Hình 4: Tiến hành tạo  1 khối datablock như hình ở cả 2 PLC.

Hình 5 : PUT dữ liệu trên Master.

Hàm PUT hiểu là ghi dữ liệu từ master xuống slave.

ADDR_1 : địa chỉ trên slave.

SD_1 : địa chỉ trên master.

 

Để có thể có được dữ liệu như trên ta tiến hành cài cấu hình hàm PUT như sau :

Hình 6a: Cấu hình kết nối.

Hình 6b: Cấu hình khung truyền dữ liệu.

Ta cần cấu hình đúng địa chỉ IP, ID, dữ liệu muốn truyền, độ dài....

Hình 7 : Cấu hình phần nhận GET.

Tương tự:

ADDR_1 là địa chỉ nhận trên Slave

RD_1 : là địa chỉ lưu lại giá trị trên Master.

Ở đâu chỉ cần cấu hình trên master là CPU 1214 là có thể kết nối, ta không cần phải lập trình trên CPU 1211.

Hình 8 : Slave.

Tiến hành downlod xuống PLC và theo dõi kết quả.

Hình 9 : Đã có kết nối giữa 2 PLC.

Hình 10: Truyền dữ liệu giữa 2 PLC.

Hình 11: PLC2 1211 đã nhận được tín hiệu.

Tương tự là với kết quả khi truyền dữ liệu trong khối datablock.

Hình 12: Nhận dữ liệu thành công từ PLC.

Lưu ý:

+ Tín hiệu REQ nên để dưới dạng xung để có thể nhận dữ liệu.

+ Hoàn toàn có thể dùng PLC còn lại ( 1211C AC/DC/RLY) làm Master để kết đọc và ghi dữ liệu, cách làm hoàn toàn tương tự.

Trên đây FullE đã giới thiệu cách để kết nối giữa 2 PLC Siemens một cách đơn giản thông qua S7 Connection.

Mọi thắc mắc liên hệ kĩ thuật để được giải đáp.

---------------------------------------------------------------------------------------

 

---------------------------------------------------------------------------------------

đăng ký nhận tin mới

Cập nhật tin tức và thông tin sản phẩm mỗi ngày.